Nguyên nhân và cách nhận biết bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

Viêm đường hô hấp trên là tên gọi chung của một chuỗi các bệnh về hệ thống hô hấp như viêm họng, cảm cúm… Sở dĩ chuỗi bệnh này thường gặp ở trẻ em là bởi vì con nhỏ có hệ hô hấp chưa phát triển hoàn toàn cộng với sức đề kháng yếu, với lí do trở trời hoặc do tác động từ môi trường ngoài sẽ lập tức làm cho trẻ bị các bệnh đường hô hấp này. Theo thống kê của các chuyên gia thì trung bình mỗi tháng trẻ em thường mắc phải loại tổ hợp này khoảng 1 – 2 lần. Đây chính là nỗi lo sợ lớn của bậc phụ huynh khi không nắm rõ nguyên nhân cùng những cách nhận biết viêm đường hô hấp. Bài viết dưới đây có thể sẽ rất hữu ích cho bố mẹ đang thấp thỏm lo âu về loại bệnh này.

 1. Những nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

–  Do môi trường ô nhiễm hoặc thời tiết thay đổi đột ngột. Đầu tiên, bệnh viêm đường hô hấp trên thường xảy ra ở trẻ em vào mùa đông, các đợt không khí lạnh bất ngờ. Nhưng điều đó chỉ mang tính tương đối khi mà vào những ngày hè nóng bức bé cũng dễ dàng bị các bệnh viêm họng, viên thanh quản, viêm mũi… Lí do là vì trẻ tiếp xúc với môi trường đông người có những vi khuẩn lây bệnh hoặc gia đình trẻ đang trực tiếp sinh sống ở không gian chật hẹp, bụi bặm và bị ô nhiễm nặng nề. Khói bụi, bụi bẩn sẽ gây bệnh nhanh nhất ở những bộ phận, những hệ thống thuộc đường hô hấp trên.

nguyen-nhan-benh-viem-duongh-ho-hap-tren-o-tre-em

– Do thói quen sinh hoạt hàng ngày của gia đình cũng như của bé. Nhiều bố mẹ vì thương con, sợ con bị nóng, nên thường xuyên mở điều hòa nhiệt độ ở nhiệt độ quá lạnh, tạo môi trường không khí lạnh như mùa đông, tạo điều kiện cho các khuẩn viêm họng, viêm mũi sinh sôi, nảy nở và phát triển thành bệnh ở trẻ. Để quạt hay các thiết bị làm mát quá sát đối với cơ thể trẻ cũng là điều không nên bởi khi mà không khí mạnh cứ liên tục tiếp xúc với bé thì dần sức đề kháng yếu đi, vi khuẩn gây bệnh lợi dụng thời cơ xâm nhập gây viêm đường hô hấp trên.

– Do bị lây truyền từ người đã mắc bệnh. Loại vi – rút, vi khuẩn tạo các bệnh về viêm đường hô hấp trên thường lan truyền rất nhanh với tốc độ chóng mặt. Vì vậy nếu trong nhà có người lớn bị mắc bệnh thì đứa bé khó mà tránh được việc bị lây bệnh từ họ. Trừ khi bố mẹ biết quan tâm và tránh cho bé gặp những người bị bệnh, giữ cho phòng ốc sạch sẽ, thoáng mát để thanh lọc không khí ở nơi bé thường sinh hoạt thì bé mới không bị nhiễm bệnh. Chính vì cơ thể bé quá nhạy cảm nên một khi đi đến các khu trung tâm, tập thể hoặc đến những nhà trẻ, trường mẫu giáo bé thường mắc bệnh về viêm đường hô hấp trên.

thuong-xuyen-ho

– Do trẻ chưa có ý thức giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Trẻ còn nhỏ thì không thể tự đánh răng, rửa mặt, rửa tay chân và vệ sinh cơ thể. Nếu phụ huynh lơ là trong việc giữ vệ sinh cho trẻ thì các vi khuẩn sẽ sẵn sàng tấn công trực diện vào cơ thể, đánh bại các cơ quan ở đường hô hấp trên gây các bệnh viêm, nhiễm. Bạn thắc mắc là vi khuẩn đến từ đâu ư? Trẻ thường có thói quen mút tay hay tự tiện chạm vào các đồ dùng hàng ngày của chúng khiến vi khuẩn bám vào và dễ dàng đi vào cơ thể bé.

2. Những dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ

Vì đây là một tổ hợp bệnh nên các dấu hiệu nhận biết rất đa dạng. Cùng điểm qua những dấu hiệu cơ bản sau nhé!

– Sốt: Đây là hiện tượng chung đối với những trẻ mắc phải các bệnh về viêm đường hô hấp trên. Khi bị bệnh thì trẻ thường sẽ sốt nhiều đợt kéo dài với nhiệt độ dao động từ 38 độ đến 40 độ. Nếu sốt cao hơn ngưỡng cho phép thì bố mẹ cần phải đưa con mình đến ngay các cơ sở y tế để được cấp cứu, điều trị kịp thời.

tre-thuong-co-dau-hieu-cam-mao

– Chảy nước mũi: Nếu bệnh nhẹ thì có thể thấy rõ đặc điểm của nước mũi khá trong chứ không đục màu, dịch như nước và không có những mùi hôi khó chịu. Đừng nghĩ rằng nước mũi là sạch và trẻ có thể “chơi đùa” với nó. Thực ra, đó chính là một ổ bệnh, một nguyên nhân khiến cho bệnh tình của trẻ không giảm đi mà còn nghiêm trọng hơn. Vì vậy bố mẹ cần chữa sổ mũi nghẹt mũi cho bé bằng cách vệ sinh mũi cho bé sạch sẽ khi phát hiện bé bị sổ mũi, chảy nước mũi để tránh vi khuẩn từ nước mũi lây lan đến các vùng khác trên cơ thể, gây phát sinh nên những bệnh lí cấp độ cao và nguy hiểm hơn.

– Ho dai dẳng: Nhắc đến các bệnh về đường hô hấp trên thì chắc chắn không thể bỏ qua hiện tượng ho ở trẻ. Khi bị bệnh lâu ngày tạo mủ hay các dịch tràn về họng thì bé càng ho mạnh hơn, ho khan hoặc có đờm, tất cả đều khiến bé bị suy nhược và mệt mỏi do chán ăn, ngủ không ngon giấc, hay bị giật mình… Khi cơn ho có dấu hiệu chấm dứt thì bạn cũng nên mừng đi, bởi vì hết ho là một tín hiệu tốt báo rằng bé sắp lành bệnh. Ngược lại, nếu trình trạng này cứ kéo dài liên tục bạn nên tìm phương pháp trị ho cho bé cách tốt nhất là đến các phòng khám có các bác sĩ chuyên môn để nhận được hỗ trợ tốt nhất.

xuat-hien-cac-trieu-chung-kho-tho

– Xuất hiện tiện tượng khó thở : Đây là biểu hiện rõ nhất của bệnh viêm thanh quản và ít khi xảy ra ở những loại viêm đường hô hấp trên được kể đến. Nếu trẻ ho khản tiếng hay mất giọng, hoặc phát hiện những tiếng thở mệt nhọc của trẻ thì bố mẹ nên cho con sử dụng các bài thuốc tự nhiên hoàn toàn tốt cho sức khỏe trẻ thay vì phải dùng thuốc kháng sinh.

Trên đây là cẩm nang những chia sẻ của Kakafast về nguyên nhân và cách nhận biết viêm đường hô hấp ở trẻ, hy vọng có thể giúp các bậc phụ huynh trang bị thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe giúp bảo vệ và chăm sóc con mình một cách tốt hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *