Nguy hiểm hiện tượng dây rốn quấn cổ ở thai nhi mẹ bầu phải biết

Dây rốn là cầu nối cực kì quan trọng giúp trẻ hô hấp thông qua người mẹ của mình. Dây rốn thường sẽ nằm ở phía trên em bé trong bụng. Nhưng có thể trong một số lần bé “nghịch ngợm” di chuyển trong bụng mẹ sẽ khiến cho dây rốn quấn quanh cổ thai nhi. Nhiều người mẹ thường lo sợ rằng hiện tượng này sẽ khiến trẻ gặp nguy hiểm về tính mạng cũng như về quá trình sinh đẻ sau này. Nhưng đừng vội lo lắng, hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về hiện tượng dây rốn quấn cổ cũng như cách khắc phục nhé!

Xem thêm: Mẹ bầu cảm cúm khi mang thai có nguy hiểm và ảnh hưởng tới thai nhi không?

1. Tìm hiểu về hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ của bé

Đứa bé trong bụng mẹ cũng là một sinh linh, vì vậy không thể thiếu hoạt động hô hấp. Dây rốn chính là bộ phận giúp trẻ thở bởi chức năng cung cấp oxi từ mẹ sang bé của nó. Các bà mẹ muốn trẻ được khỏe mạnh trong thời gian mang thai thì cần phải duy trì hoạt động dây rốn tốt để trẻ có thể thừa hưởng được tất cả các chất dinh dưỡng một cách nguyên vẹn từ mẹ.

hien tuong day ron quan co

Cấu tạo của dây rốn là một đầu sẽ nối với nhau thai, đầu dây bên kia sẽ nối với bào thai, ở phần bụng của bé. Chiều dài trung bình của dây rốn từ khoảng 55 cm – 60 cm. Nhiều trường hợp còn nguy hiểm hơn cả hiện tượng quấn dây rốn quanh cổ đó chính là dây rốn bị đứt do trẻ di chuyển hay hoạt động nhiều trong bụng mẹ, sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

Nhiều mẹ thắc mắc rằng làm sao để biết được em bé trong bụng có bị dây rốn quấn quanh cổ hay không. Điều này chỉ được biết trong những lần khám định kì bằng việc siêu âm, bác sĩ sẽ nhận ra ngay hiện tượng này và thông báo cho bạn. Nếu bạn được bác sĩ cho biết là trẻ bị dây rốn quấn quanh cổ thì đừng quá lo lắng, thứ nhất là nó không gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, thứ hai là cứ ba người mẹ mang thai thì lại có một người mẹ có con bị dây rốn quấn quanh cổ. Tuy không nguy hiểm, nhưng trẻ sẽ trở nên còi cọt, không phát triển được toàn diện nếu hiện tượng này xảy ra.

Các đoạn dây rốn bị rối sẽ khiến quá trình truyền và cung cấp các chất dinh dưỡng từ mẹ sang bé không còn được hiệu quả. Đa phần thì các ca đẻ có con bị dây rốn quấn quanh cổ sẽ dùng phương pháp mổ. Tuy nhiên, nhiều thai nhi hiếu động ngay từ trong bụng mẹ có thể sẽ tự làm cho dây rốn không còn quấn vào cổ nữa. Như vậy thì em bé đã một phần giúp bà mẹ được rặn đẻ như bình thường rồi.

2. Nguyên nhân gây ra nhiện tượng dây rốn quấn cổ

Các bé có những hoạt động bên trong bụng mẹ từ tháng 4 – tháng 5 của thai kì. Ở khoảng thời gian này, thai nhi đã biết nghịch với dây rốn, nhiều trẻ hiếu động sẽ di chuyển, nhảy xung quanh dây rốn. Đây chính là lí do dẫn đến hiện tượng này. Việc trẻ bị dây rốn quấn bao nhiêu vòng còn phụ thuộc vào vị trí cũng như độ tinh nghịch của trẻ cũng như độ dài của dây rốn.

hien tuong day ron quan co

Một nguyên nhân phụ là do tác động bên ngoài. Không phải người mẹ nào khi mang bầu cũng có thể ở nhà dưỡng thai, chơi đùa cùng con và giải trí nhẹ nhàng. Nhiều người mẹ vì muốn chăm lo cho con sau khi sinh nên đã cố sức làm việc, những công việc nặng nhọc, thường xuyên di chuyển sẽ khiến bé có xu hướng bị “rơi” xuống dưới, phần cổ rất dễ vướng vào dây rốn gây ra hiện tượng không mong muốn này.

Đây là những hiện tượng hết sức bình thường đã được khoa học chứng minh. Những lí do, nguyên nhân chủ yếu đã nêu trên là hoàn toàn có cơ sở. Đừng quá mê tín dị đoan mà nghe theo những lời đồn về lí do dân gian như trong nhà giết mổ động vật nhé.

3. Những mẹo khiến thai nhi có thể tự mình gỡ rối dây rốn

Không có nhiều biện pháp để gỡ rối dây rốn cho trẻ. Phần lớn thì phải nhờ vào độ nhạy bén của trẻ, trẻ vận động càng nhiều thì khả năng tự gỡ rối dây rốn quanh cổ càng cao.

hien tuong day ron quan co

Ngoài ra, các mẹ có thể tác động nhẹ nhàng bên ngoài như bò một vài vòng. Tuyệt đối không được vô hay xoa bụng, điều này chẳng khiến con bạn có thể được gỡ rối dây rốn mà còn gây hại cho trẻ về thính lực, cũng như khiến các mẹ trở nên đau nhức hơn mà thôi.

Hiện tượng dây rốn quấn cổ của thai nhi đã được khẳng định là không nguy hiểm và không gây tử vong ở trẻ nên mẹ đừng nên quá lo lắng về điều này. Thay vào đó hãy thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng các bài tập cho bà bầu, tìm kiếm những loại thực phẩm phù hợp để bổ sung đầy dủ các chất dinh dưỡng cho trẻ. Có như vậy thì trẻ mới đủ sức để có thể vượt cạn cùng mẹ. Trong thời gian trở dạ, các mẹ cũng nên xác định mổ đẻ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con.

Trên đây là những thông tin về hiện tượng dây rốn quấn cổ mà các mẹ bầu cần biết. Kakafast chúc con bạn luôn khỏe mạnh ngay từ khi còn là thai nhi.

Tham khảo thêm: Giải tỏa nổi lo của mẹ bầu có thai nhi bị nấc cụt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *