Kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà nhanh khỏi bệnh

Trong những năm gần đây, bệnh tay chân miệng ở trẻ em khá phổ biến. Với tốc độ lây lan rất nhanh nên các em nhỏ rất dễ bị mắc phải căn bệnh này, tạo thành dịch và nhiều khu vực sinh bệnh, vì vậy, nhiều phụ huynh lựa chọn phương án tự chăm sóc trẻ tại nhà để phòng ngừa nguy cơ lây lan. Tuy nhiên, không phải bậc cha mẹ nào cũng biết cách và có kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng đắn. Chuyên mục mẹ và bé sẽ hướng dẫn cho các bạn các cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cấp độ 1 hiệu quả tại nhà và nhanh khỏi bệnh.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bệnh tay chân miệng

Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị tay chân miệng nhẹ, có thể chữa trị tại nhà:

– Trẻ bỗng không ưa thích những món ăn khoái khẩu nữa. Rồi dần dần trẻ bỏ ăn, thường xuyên chảy nước miếng, nhiệt miệng.

– Trẻ bắt đầu nổi sốt, có thể là sốt nhẹ hoặc sốt rất cao. Tuy nhiên, sau khi hết sốt trẻ đều bị lở loét, nhiệt miệng, nổi các hạt, mụn bọng nước ở phần bàn tay, bàn chân và một số vùng gần đó.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tay chân miệng nhẹ

– Trẻ tiếp tục cảm thấy bị đau họng, thường xuyên giật mình thức giấc trong đêm, rồi có thể tiếp tục sốt lâu hơn đợt sốt đầu, tay chân lúc này trở nên mềm nhũn, thiếu sức sống, khó di chuyển.

Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị tay chân miệng nặng, nên đến gặp bác sĩ hoặc nhập viện:

– Tiếp tục sốt các lần 3, 4, không có dấu hiệu hạ nhiệt, mức nhiệt duy trì từ 39 độ – 40 độ.

– Bé không thể nào ngủ ngon giấc và hầu như mất ngủ, thức trắng. Nếu ngủ thì liên tục giật mình rồi thức giấc.

– Bé hầu như chỉ nằm lì, không thể đi lại được, khó chịu trong người.

– Chân tay bé nhức mỏi, tê tái.

dấu hiệu nhận biết trẻ bị tay chân miệng nặng

– Thường xuyên có những đợt thở gấp, tức ngực, nôn ói nhiều lần và liên tục.

– Bé bị co giật rồi bất tỉnh.

Bí kíp chăm sóc trẻ bị tay chân miệng hiệu quả và nhanh khỏi

Giữ vệ sinh cá nhân

– Trẻ cần được tắm rửa kĩ càng, hai ngày một lần bằng các loại xà phòng tiêu diệt vi khuẩn tốt.

– Sau khi tắm, cần chuẩn bị cho trẻ những bộ áo quần sạch sẽ, được giặt cùng dung dịch sát khuẩn, nếu không có, các mẹ có thể nhúng quần áo vào nước sôi để đảm bảo diệt sạch vi khuẩn. Ngoài quần áo ra thì các vật dụng thường xuyên sử dụng hàng ngày cho bé như tã lót hay khăn mặt, đồ chơi của trẻ cũng phải được tiệt trùng hoàn toàn để ngăn ngừa nguy cơ xâm hại của các vi khuẩn lợi dụng thời cơ sức đề kháng của bé đang yếu để gây bệnh.

Kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị tay chân miệng ngay tại nhà

– Dạy cho bé rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh. Cần sử dụng xà phòng và nước sạch, rửa tay đúng cách, nếu không sẽ bị phản tác dụng, vi khuẩn sẽ thừa cơ xâm nhập qua đường tay và đường miệng của bé nếu không rửa tay sạch.

– Nhiều cha mẹ vì quá lo sợ và thương con mà nghe theo những lời khuyên cổ hủ như không cho trẻ tắm hay tiếp xúc với gió, bao bọc trẻ quá kĩ càng, hoặc thậm chí là châm chích cho các bọng nước vỡ ra… Những điều trên đều có một tác hại vô cùng lớn đó chính là vi khuẩn lợi dụng những sơ hở đó mà tạo ổ bệnh ủ bệnh, xâm chiếm toàn bộ cơ thể trẻ gây nhiều căn bệnh nguy hiểm. Lợi bất cập hại là đây!

– Các vật dụng hàng ngày như bình sữa, chén đũa của trẻ nên chỉ để riêng trẻ dùng, nếu tùy tiện cho mọi người trong nhà dùng chung thì mầm móng vi khuẩn sẽ lây lan khắp cả nhà. Rất nguy hiểm.

Thói quen sống hàng ngày

– Các mẹ cần để ý xem con mình có bị sưng lợi, nhiệt miệng không. Nếu không loét miệng nhiều thì cần hạn chế uống kháng sinh, sẽ không tốt trong quá trình điều trị bệnh ở cấp độ 1 này. Trẻ cũng không cần được bổ sung thêm các loại vitamin, khi trẻ đang bị đau nhiệt miệng phụ huynh ép uống sẽ khiến bệnh của trẻ càng trở nên mạnh hơn mà thôi.

– Trong thời gian bị bệnh, trẻ sẽ thường xuyên mất ngủ, khóc hay rên rỉ. Lúc này, hãy cho trẻ uống thuốc nước dành cho dạ dày (chuyên điều trị các vết loét trong cơ thể). Việc làm dịu cơn đau sẽ giúp trẻ có một giấc ngủ ngon hơn và không còn kêu khóc.

Rửa tay thường xuyên

– Bị nhiệt miệng và viêm loét sẽ khiến cho các bé biếng ăn. Vì vậy, các bà mẹ cũng nên biết cách chữa trị nhiệt miệng cho trẻ bằng cách không nên để trẻ ăn các thức ăn quá nóng, cay hay chua. Hãy làm nguội thức ăn cho trẻ chứ không nhất thiết cứ phải ăn thật nóng, như vậy trẻ sẽ dễ ăn và tiêu hóa hơn.

– Những người thường xuyên tiếp xúc với các em tuyệt đối phải có lối sống sạch sẽ, nếu không vi khuẩn, vi rút sẽ từ đó mà lây lan khiến bệnh tình của bé trở nên ngày một nghiêm trọng hơn.

Trên đây là một vài góp ý, kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị tay chân miệng khi còn ở mức độ nhẹ và có thể chữa trị tại nhà. Kakafast tin rằng, nếu áp dụng thành công bí kíp nêu trên thì việc chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đối với các ông bố bà mẹ sẽ không còn là gánh nặng, từ đó trẻ cũng nhanh phục hồi và không phải đến bệnh viện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *