Mách mẹ bầu kinh nghiệm rặn đẻ và thở đúng cách vừa đỡ đau vừa sinh con nhanh
Sau 9 tháng 10 ngày mang nặng đứa bé trong bụng, thì giai đoạn “đẻ đau” cũng sẽ đến với một người mẹ. Đây được coi là khoảnh khắc đau đớn nhất trong quá trình sinh ra một đứa con. Người ta gọi đó là vượt cạn, là lâm bồn. Nhiều phụ nữ không biết cách và chưa thực sự tìm hiểu kinh nghiệm rặn đẻ hiệu quả sau cho vừa đỡ đau vừa sinh con nhanh nên rất khó khăn trong giai đoạn sinh tử này.
Tưởng chừng như là rất khó, là không thể vượt qua được, nhưng nếu chịu tìm hiểu về những kinh nghiệm thở, rặn đúng cách cũng như có quyết tâm, tình yêu lớn dành cho con thì bạn chắc chắn sẽ sinh nở thành công, mẹ tròn con vuông. Ngay bây giờ, các mẹ bầu hãy đọc bài viết và nắm lòng những kiến thức khá hay và cũng rất quan trọng để có thể dễ dàng vượt cạn thành công nhé!
Xem thêm: Nhận biết những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh
Hướng dẫn mẹ bầu nhận biết chuyển dạ sắp sinh cần nắm rõ
1. Một vài thông tin về trước khi sinh con mà phụ nữ nên biết
Trước khi sinh con còn hay được gọi là trở dạ, đây là hiện tượng kết thúc quá trình mang thai vất vả của một người phụ nữ trong khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày vất vả. Tuy là được gọi là một cột mốc, nhưng thực ra trở dạ cũng là một quá trình dài vì thời gian chuẩn bị cho đứa bé ra đời là khoảng nửa ngày chứ không ít gì. Đặc biệt đối với những người chưa sinh con lần nào, quá trình đau đẻ có thể diễn ra cả ngày kể từ khi cổ tử cung bắt đầu co thắt.
Trước khi cơ thể cảm thấy đau đẻ thì quá trình co thắt tử cung của người phụ nữ khi mang thai thường chỉ dài khoảng từ 15 giây – 20 giây mà thôi. Và độ gây đau nhức cho các mẹ bầu là hoàn toàn không đáng kể. Tuy nhiên, khi em bé “muốn” được cất tiếng khóc đầu tiên chào đời, thì bé sẽ khiến mẹ đau tử cung từ 40 giấy đến 1 phút. Khi cơn đau bụng trở nên mãnh liệt và mạnh mẽ nhất, kéo dài rất lâu thì chắc chắn đã đến lúc người mẹ phải đối diện với việc rặn đẻ.
Vì vậy, nhằm giúp hội bà bầu có thể bớt đi phần nào cơn đau, sự vất vả trong quá trình rặn đẻ, sau đây sẽ là một số bài tập đơn giản mà hiệu quả, giúp cho chị em có thêm nhiều kinh nghiệm trong quá trình rặn đẻ.
2. Các bài tập rặn và thở trong lúc sinh con dành cho phụ nữ
Bài tập thở khi rặn đẻ
Đây là bài tập cơ bản mà bắt buộc người phụ nữ nào muốn sinh con thành công cần phải biết đến. Để tập luyện bài tập này, các bạn hãy lưu ý những bước hướng dẫn sau đây.
Bước 1: Các bạn hãy ngồi trên sàn gấp chân thành hình chữ V, hít thở thoải mái.
Bước 2: Dần mở rộng phần đùi và luồn cánh tay qua mặt ngoài đùi. Lưu ý là hãy ôm chặp phần đùi để tạo điểm tựa vững chắc nhé!
Bước 3: Đây là bước đòi hỏi sự tập trung cao độ, không được mất tinh thần. Bạn sẽ phải hít một hơi thật dài sau đó đừng vội thở ra, nín thở tầm 10 giây, dồn hết sức lực cũng như hơi xuống phần dưới cơ thể để rặn đẻ.
Bài tập thở ngắn – nhanh – nông
Đây là bài tập dành cho lúc mà cổ tử cung đã ngày càng mở rộng ra, tầm 12 cm – 15 cm. Em bé dần chui xuống tử cung tạo cho các bà mẹ cảm giác muốn rặn. Tuy nhiên nếu không rặn đụng thời cơ sẽ mất nhiều sức và dẫn đến kiệt sức. Vì vậy, khi quá đau, hãy thực hành bài tập thở ngắn – nhanh – nông này!
Bước 1: Thở ngắn từ 3 đến 5 nhịp khi mà cơn co thắt tử cung diễn ra.
Bước 2: Dùng một nhịp dài để thổi mạnh.
Bước 3: Lặp lại bước 1 và bước 2 cho đến khi bạn cảm thấy đỡ đau và đã cân bằng được khí thở.
Bài tập thở ngực nông
Lúc mà cổ tử cung mở rộng từ 10 cm trở lên thì cơn đau diễn ra dày đặc hơn. Hãy tiến hành thở ngực nông.
Bước 1: Cần có 4 nhịp hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng.
Bước 2: Hãy thở ngắn qua miệng, càng cảm thấy đau bạn hãy càng thở ngắn và gấp.
Bước 3: Cơn đau đạt đến đỉnh điểm là lúc bạn hãy thở thật nhanh, thở không ngừng nghỉ cho đến lúc đỡ đau thì thôi. Cố gắng điều chỉnh nhịp thở, tránh bị tốn quá nhiều sức dẫn đến kiệt quệ sức lực.
Bài tập thở ngực chậm
Đây là bài tập thở giúp cho sự điều hòa oxi của cả hai mẹ con trước quá trình vượt cạn.
Bước 1: Bạn hãy hít thật sâu bằng mũi, khoảng 5 đến 7 nhịp để hơi thở có thể vào tận đáy phổi của mình.
Bước 2: Sau một đợt hít hơi dài thì hãy lập tức thở ra bằng miệng để tránh mất sức.
Bước 3: Liên tục lặp lại các bước 1, 2 cho đến trước lúc cổ tử cung lên cơn đau dày đặc và sát nhau.
Với những kinh nghiệm rặn đẻ được chia sẻ kĩ lưỡng và tận tình trên, Kakafast hy vọng sẽ phần nào giúp các bà mẹ có nhiều kiến thức, dễ dàng vượt cạn và có thể kết thúc quá trình 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau bằng việc mẹ tròn con vuông.
Bạn có biết: Kỹ thuật đẻ không đau gây tê màng cứng chưa?