Những thói quen không tốt cho sức khỏe bạn nên bỏ ngay
Thực tế có nhiều thói quen nhỏ hàng ngày sẽ đem tới những tác hại khôn lường về sức khỏe nếu như bạn không phát hiện và loại bỏ từ sớm. Vậy, đâu là những thói quen không tốt cho sức khỏe cần phải tránh? Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về vấn đề này, qua đó giúp bạn loại bỏ những thói quen xấu để có một thể trạng tốt cùng lối sống lành mạnh hơn.
1. Bẻ khớp tay, khớp chân tạo tiếng
Đây là thói quen xấu, ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân vì nó khiến collagen và các chất lỏng bảo vệ khớp bị phá vỡ liên kết, từ đó khiến tay dễ bị sưng đau hoặc giảm cảm giác cầm nắm.
Bên cạnh đó, hành động bẻ khớp tay, khớp chân sẽ tạo thành tiếng kêu, gây khó chịu cho mọi người xung quanh.
2. Cắn móng tay khi gặp khó khăn
Cắn móng tay là thói quen xấu bạn nên loại bỏ từ sớm vì nơi đây tập trung rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, hành động này còn khiến da tay bị tổn thương, nhiễm trùng hoặc gây ra những bệnh lý về răng miệng.
Ngoài ra, cắn móng tay khi gặp khó khăn còn là dấu hiệu điển hình liên quan đến vấn đề tâm lý. Vì vậy, nếu người trưởng thành có tình trạng nghiện cắn móng tay thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị kịp thời.
3. Thiếu ngủ kéo dài
Ngủ đủ giấc là điều quan trọng giúp nâng cao sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, con người đang có xu hướng ngủ ít hơn so với thời gian ngủ tối thiểu được các chuyên gia khuyến cáo.
Thiếu ngủ dài ngày ảnh hưởng không nhỏ tới thể trạng và sức khỏe của mỗi người vì theo nhiều nghiên cứu, 11 giờ đêm đến 6 giờ sáng là thời điểm lý tưởng để cơ thể bài tiết độc tố và sửa chữa lỗi cơ quan. Bên cạnh đó, các bộ phận trong cơ thể cũng cần nghỉ ngơi vì chúng phải hoạt động liên tục, kể cả khi bạn đang ngủ.
Vì vậy, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày là điều cần thiết mà bạn nên tuân thủ, tránh mất ngủ kéo dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp, thần kinh,…
4. Thường xuyên nghe âm thanh với cường độ cao
Đây là thói quen không tốt cho sức khỏe mà bạn cần loại bỏ từ sớm, vì việc đeo tai nghe nhiều giờ liên tục có thể khiến lỗ tai không được thông thoáng và làm màng nhĩ bị mệt mỏi. Bên cạnh đó, thường xuyên nghe âm thanh với cường độ cao có thể dẫn tới nguy cơ mất thính giác khi còn trẻ.
Ngoài ra, có một số trường hợp để tai hoạt động quá tải đã khiến mô não bị phá hủy, ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận động của hệ thần kinh.
Xem thêm: Các dụng cụ thể hình tốt nhất 2022
5. Dùng điện thoại hoặc máy tính trước khi đi ngủ
Điện thoại và máy tính phát ra ánh sáng xanh có hại cho mắt và sức khỏe, nhất là khi sử dụng về đêm. Bên cạnh đó, nhiều phân tích chỉ ra rằng, thói quen dùng điện thoại trước khi đi ngủ làm tăng nguy cơ bị ung thư, tiểu đường, béo phì, tim mạch và có thể làm bạn bị mất ngủ kéo dài.
6. Ngồi một chỗ quá lâu mà không đứng lên di chuyển
Hành động này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cơ, đồng thời khiến khí huyết khó lưu thông. Vì vậy, bạn nên đứng dậy di chuyển và thay đổi tư thế sau khoảng 45 phút ngồi lâu. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp tránh tình trạng tê bì chân tay hoặc mỡ thừa tích tụ tại hông eo.
7. Sử dụng nhiều đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn không tốt cho sức khỏe vì khi dùng lâu dài, nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan, thận, tiêu hóa và tim mạch. Bên cạnh đó, nếu lạm dụng thức uống này, hệ xương cũng bị ảnh hưởng, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
8. Chế độ ăn không lành mạnh
Có rất nhiều thói quen xấu trong ăn uống bạn nên loại bỏ từ sớm như nhai không kỹ hoặc ăn quá no. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa vì khi đồ ăn chưa được nghiền nát, dạ dày sẽ phải hoạt động nhiều hơn.
Bên cạnh đó, bạn nên tránh ăn quá nhiều đồ ăn vặt hoặc đồ ăn nhanh. Nhiều nghiên cứu cho rằng, lạm dụng đồ ăn này sẽ làm tăng nguy cơ béo phì hoặc mắc bệnh ung thư.
9. Vệ sinh răng miệng không đúng
Lười hoặc thực hiện không đúng cách vệ sinh răng miệng sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm nướu, sâu răng từ sớm. Vì vậy, bạn nên tạo lập thói quen chải răng sạch sẽ, đúng cách ít nhất 2 lần mỗi ngày, sau bữa ăn.
10. Thói quen sinh hoạt hướng nội
Thường xuyên giao tiếp với thiết bị, ngại tiếp xúc với con người sẽ hạn chế nhiều khả năng vốn có của mỗi người. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sinh hoạt hướng nội có nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao, trầm cảm hoặc alzheimer. Vì vậy, bạn nên tạo cho mình những mối quan hệ bên ngoài để luôn vui vẻ và yêu đời hơn.
11. Hút thuốc lá thường xuyên
Trong thuốc lá chứa nicotin – chất gây hại cho sức khỏe của người hút và người hít phải khói thuốc. Thói quen này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường, lao phổi,… Về lâu dài, hút thuốc lá còn ảnh hưởng tới chức năng xương khớp và mắt.
12. Sử dụng giường tắm nắng
Tắm nắng là cách để cơ thể hấp thụ vitamin D và giảm nguy cơ mắc bệnh tâm lý. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tắm nắng tự nhiên, tránh dùng phương pháp nhân tạo vì có thể tăng nguy cơ mắc bệnh về da.
Bên cạnh đó, môi trường hiện nay đã khiến ánh nắng bị ô nhiễm. Nếu bạn tắm nắng vào thời điểm tia UV cao sẽ, có thể dẫn tới tình trạng ung thư da và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Vì vậy, bạn có thể dùng kem chống nắng khi tắm nắng tự nhiên để bảo vệ da tốt hơn.
13. Lười tập thể dục thể thao
Tập thể dục thể thao không chỉ giúp vóc dáng thon gọn, làn da căng mịn mà còn giúp bảo vệ hệ tim mạch, tăng cường não bộ. Vì vậy, bạn nên dành thời gian tập thể dục với những bài tập và cường độ phù hợp với thể chất của mình, ít nhất là 15 phút mỗi ngày.
Bài viết trên của Nam Việt Sport đã giúp bạn biết thêm về những thói quen không tốt cho sức khỏe cần loại bỏ từ sớm. Hãy xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi và ăn uống lành mạnh để đảm bảo có cuộc sống khỏe mạnh và tốt đẹp hơn.